Skip to content Skip to navigation

Quy chế

 

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Trích "QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH"

 

CHƯƠNG II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

 

Điều 5. Chức năng:

Khoa có chức năng đào tạo trình độ đại học và sau đại học, bồi dưỡng, tư vấn, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học chính trị và hành chính như sau:

1. Đảm bảo chất lượng, hiệu quả học tập và giảng day các môn lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do Khoa đảm nhiệm tại các Trường thành viên, Phân hiệu và Khoa trực thuộc ĐHQG-HCM.

2. Nghiên cứu khoa học: Tập trung chủ yếu nghiên cứu công tác lý luận của Đảng và các đề tài khoa học có liên quan đến các khoa học chính trị, khoa học hành chính. Phối hợp, liên kết với các đơn vị trong và ngoài ĐHQG-HCM thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận chính trị, hành chính.

3. Đào tạo đại học, sau đại học các ngành thuộc lĩnh vực lý luận chính trị, hành chính công, phát triển nguồn nhân lực, quản lý kinh tế.

4. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên, cán bộ lý luận chính trị, cán bộ tổ chức hành chính trong và ngoài ĐHQG-HCM.

5. Tư vấn cho Giám đốc ĐHQG-HCM những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận chính trị, hành chính công để đáp ứng nhu cầu giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của ĐHQG-HCM và đáp ứng nhu cầu của xã hội thuộc lĩnh vực này.

6. Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình, giảng dạy và cấp chứng chỉ các môn lý luận chính trị nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính liên thông và đảm bảo chất lượng giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị.

7. Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế với các trường, học viện trong khu vực và trên thế giới trên lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học hành chính.

8. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được Giám đốc ĐHQG-HCM giao phó.

Điều 6. Nhiệm vụ

1. Tổ chức, triển khai và quản lý hoạt động nghiên cứu đề tài khoa học các cấp lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận chính trị, hành chính công, chính sách công, phát triển nguồn nhân lực.

2. Tổ chức đào tạo đại học các ngành Triết học, Chính trị học, Hồ Chí Minh học, Kinh tế chính trị học, Hành chính học, Hành chính công, Khoa học quản lý, Phát triển nguồn nhân lực, Bảo hiểm.

3. Tổ chức đào tạo cao học các ngành Triết học, Chính trị học, Kinh tế chính trị, Hồ Chí Minh học, Hành chính học, Hành chính công, Khoa học quản lý, quản lý kinh tế.

4. Tổ chức giảng dạy môn Triết học (chương trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học) cho học viên sau đại học theo nhu cầu của cơ sở đào tạo trong và ngoài ĐHQG-HCM.

5. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề, các lớp tập huấn về công tác tư tưởng, lý luận chính trị, hành chính cho giảng viên lý luận chính trị và cán bộ làm công tác thuộc lĩnh vực này.

6. Tư vấn cho Giám đốc ĐHQG-HCM những vấn đề thuộc lĩnh vực công tác tư tưởng, lý luận chính trị, hành chính công.

7. Tổ chức giảng dạy và cấp chứng chỉ các môn lý luận chính trị cho sinh viên trong và ngoài ĐHQG-HCM; cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận các khóa học ngắn hạn về hành chính học…

8. Quản lý chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị trong ĐHQG-HCM do Khoa đảm nhận.

9. Tập hợp và khai thác sức mạnh tổng hợp các nhà giáo, các nhà khoa học trong và ngoài ĐHQG-HCM để thực hiện việc giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu phát triển của ĐHQG-HCM và các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.

10. Hợp tác quốc tế với các trường, học viện trong khu vực và trên thế giới trên lĩnh vực khoa học chính trị, khoa học hành chính.

11. Thực hiện những nhiệm vụ được Giám đốc ĐHQG-HCM giao.