Skip to content Skip to navigation

SÁCH CHUYÊN KHẢO: "TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA"

TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

  GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA

(Contemporary Western Political Philosophy – Value and Significance)

SÁCH CHUYÊN KHẢO

ĐINH NGỌC THẠCH (Chủ biên)

******

          Cuốn sách là kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (2017-2019) do PGS.TS Đinh Ngọc Thạch làm chủ biên và là thành viên biên soạn chính, TS Nguyễn Đình Quốc Cường làm Thư ký, với sự tham gia của các thành viên: TS Thái Thị Thu Hương (Trung tâm LLCT-ĐHQG-HCM), PGS.TS Trần Quang Thái (Trường Đại học Đồng Tháp), TS Nguyễn Thị Luyện (Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội Vùng Nam Bộ). Được tài trợ bởi Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài, mã số: C2017-46-02, được nhà xuất bản Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2019, với 574 trang. Và được lưu tại Khoa Chính trị - Hành chính – ĐHQG HCM.

          Đề tài “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – giá trị và ý nghĩa” đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu, đánh giá các trường phái, học thuyết của triết học chính trị phương Tây hiện đại, tính từ quá trình phi cổ điển hóa (những năm 20-30 của thế kỷ XIX) đến nay, theo 3 nhóm chủ đề tương ứng với 6 chương:

- Nhóm các lý thuyết và phong trào chính trị - xã hội tại các nước phương Tây (chủ nghĩa đa văn hóa, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa đa nguyên)

- Nhóm các học thuyết, trường phát thuộc khuynh hướng thực tiễn và phê phán – xã hội (trường phái Frankfurt, các phong trào – học thuyết dân chủ - xã hội, chủ nghĩa Marx mới, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa bảo thủ và một số học thuyết khác)

- Nhóm các trường phái triết học chính trị theo xu hướng kỹ trị (tương lai học, thuyết ba làn sóng văn minh, thuyết hội tụ)

          Cuốn sách này tập trung vào việc tìm hiểu một số trường phái, học thuyết tiêu biểu, hoặc những trường phái, học thuyết được biết đến khá phổ biến trong sinh hoạt tư tưởng. Từ việc tìm hiểu các trường phái, học thuyết chính trị phương Tây hiện đại có thể rút ra một cách khái quát các đặc điểm cơ bản của triết học chính trị phương Tây hiện đại qua việc đánh giá được thể hiện ở phần cuối mỗi chương.

  • Chương 1: Khái luận triết học chính trị, quá trình hình thành, phát triển triết học chính trị phương Tây từ cổ đại đến cận đại như tiền đề để lý luận của triết học chính trị phương Tây hiện đại.
  • Chương 2: Tư tưởng triết học chính trị trong một số lý thuyết và phong trào chính trị phổ biến tại các nước phương Tây hiện nay.
  • Chương 3: Các học thuyết thuộc khuynh hướng thực tiễn và phê phán – xã hội
  • Chương 4: Các trường phái triết học chính trị xu hướng kỹ trị.
  • Chương 5: Vấn đề chính trị trong chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại và một số học thuyết triết học khác.
  • Chương 6: Triết

          Triết học chính trị phương Tây hiện đại dù đã được nghiên cứu rất sâu sắc và có tính hệ thống tại các nước phương Tây, nhưng theo chúng tôi, vẫn còn nhiều khoảng trống tại Việt Nam. Ở nước ta, việc tìm hiểu các trường phái, khuynh hướng chung của triết học phương Tây hiện đại đạt được một số thành quả, nhưng triết học chính trị thì còn khiêm tốn. Khoảng trống nghiên cứu về triết học chính trị phương Tây nói chung, triết học phương Tây hiện đại nói riêng, cũng là cơ hội dành cho các nhà nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có việc hệ thống hóa, cụ thể hóa các trường phái và học thuyết tiêu biểu. Chính vì thế cuốn sách “Triết học chính trị phương Tây hiện đại – Giá trị và ý nghĩa” được ra đời.